Theo công bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), gần một nửa dân số toàn cầu (khoảng 3,5 tỷ người) mắc các bệnh về răng miệng.
WHO cho biết, các bệnh về răng phổ biến nhất là sâu răng, bệnh về nướu, rụng răng và ung thư miệng, trong đó sâu răng không được điều trị ảnh hưởng tới gần 2,3 tỷ người. Phần lớn người bệnh sinh sống tại các nước thu nhập thấp và trung bình.
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Giám đốc WHO, cho biết: “Bệnh răng miệng từ lâu là một vấn đề sức khỏe bị bỏ quên trong y tế toàn cầu. Nhiều căn bệnh có thể ngăn ngừa được”.
Tại nhiều quốc gia, người dân không đủ điều kiện mua kem đánh răng chứa florua – khoáng chất tự nhiên có lợi cho việc bảo vệ sức khỏe răng miệng. Bên cạnh đó, việc tiếp thị thực phẩm và đồ uống nhiều đường, thói quen uống rượu bia và hút thuốc lá cũng là những tác nhân chính gây ra vấn đề cho sức khỏe răng miệng và các bệnh không lây nhiễm khác.
Theo WHO, chi phí khám và điều trị các bệnh răng miệng không nhỏ. Thực tế, nhiều cơ sở khám chữa bệnh không có sẵn thiết bị nha khoa chuyên dụng chất lượng. Đây là hai lý do chính dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh răng miệng cao, đặc biệt tại các nước nghèo.
Việt Nam hiện có hơn 90% người có bệnh về răng miệng, trong đó hơn 85% trẻ em 6-8 tuổi có sâu răng sữa, còn sâu răng vĩnh viễn thì gia tăng theo độ tuổi.
Có hơn 80% người cao tuổi và người trưởng thành có sâu răng vĩnh viễn; hơn 60% trẻ em và hơn 80% người lớn có viêm lợi, viêm quanh lợi,..; hơn 30% người trưởng thành trở lên có túi mủ bệnh lý quanh chân răng, nguyên nhân làm cho răng lung lay và cũng là ổ để vi khuẩn sinh sôi.
Ngoài ra, thanh thiếu niên bị lệch lạc răng cần nắn chỉnh chiếm tỷ lệ rất cao (hơn 80%). Các cơ sở khám chữa bệnh về răng hàm mặt cũng thường xuyên tiếp nhận những trường hợp mắc ung thư vùng miệng với tỷ lệ khá cao. Cùng với đó là mỗi năm có hàng ngàn trẻ bị khuyết tật hở môi vòm miệng được sinh ra.
(Số liệu: Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế)
– Lựa chọn bàn chải mềm hoặc các loại bàn chải được khuyến nghị bởi nha sĩ.
– Không dùng một bàn chải quá lâu, khi lông ở bàn chải bị tưa hay khi bị mắc các bệnh nhiễm trùng. Nên thay bàn chải định kỳ từ 2- 3 tháng một lần.
– Không dùng chung bàn chải với người khác hay sử dụng bàn chải vào mục đích khác ngoài việc đánh răng.
– Vệ sinh bàn chải sạch sẽ sau khi dùng và để ở nơi thoáng mát rộng rãi, tránh đụng vào bàn chải hay vật dụng khác.
– Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày (đặc biệt vào buổi sáng và tối trước khi ngủ), mỗi lần kéo dài từ 2 đến 3 phút.
– Sử dụng kem đánh răng có chứa Fluoride, tuy nhiên không nên quá lạm dụng vì có thể khiến răng bị đổi màu.
– Nên đánh răng một cách nhẹ nhàng theo vòng tròn bao gồm cả mặt trong, mặt ngoài của răng và lưỡi.
– Làm sạch răng dọc theo đường lợi răng.
Kỹ thuật chải răng:
Đặt bàn chải nằm theo phương ngang với độ nghiêng khoảng 45 độ so với phần viền lợi (đảm bảo đầu lông bàn chải có thể tiếp xúc trực tiếp được với cả phần răng và lợi). Sử dụng một lực vừa đủ và chải nhẹ ở mặt ngoài của tất cả các răng trong hàm với khoảng cách là 2 – 3 răng (thao tác đánh hàm trên xuống và từ hàm dưới lên). Hoặc thao tác xoay tròn để lông bàn chải có thể đi đến từng kẽ răng lấy hết các mảng bám, cặn thức ăn. Thực hiện thao tác khoảng 10 lần từ trong ra ngoài.
Đánh răng chỉ làm sạch được 3 mặt răng do vậy ta kết hợp với sử dụng chỉ tơ nha khoa để làm sạch kẽ răng ít nhất 1 lần trong ngày.
Cách dùng chỉ nha khoa
Dùng một đoạn dài khoảng 30cm và quấn 2 đầu sợi chỉ vào 2 ngón giữa, chừa lại 1 đoạn giữa khoảng 5cm; ngón trỏ và ngón cái giữ căng sợi chỉ, nhẹ nhàng đưa sợi chỉ vào kẽ răng sao cho đoạn chỉ len sát mặt bên của răng, không ấn quá sâu, không kéo sợi chỉ qua lại sẽ làm tổn thương lợi, kéo sợi chỉ quanh mỗi răng theo hình chữ C và nhẹ nhàng di chuyển lên xuống ở mặt bên mỗi răng. Thay sợi chỉ khác khi chuyển qua làm sạch răng kế tiếp.
– Dùng nước súc miệng ngay sau khi đánh răng, ngậm khoảng 30 giây để tiêu diệt các loại vi khuẩn trong khoang miệng, không nên ăn ngay sau khi dùng nước súc miệng (ít nhất khoảng nửa giờ); không được nuốt nước súc miệng và không dùng nước súc miệng quá 2 – 3 lần/ngày.
– Nên lựa chọn nước súc miệng có chứa Fluor và không có chất alcohol và được nha sĩ khuyên dùng.
– Chế độ ăn uống bổ sung canxi, vitamin.
– Hạn chế ăn quà vặt, không ăn nhiều đồ ngọt trước khi đi ngủ; Không ăn các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, quá cứng hoặc quá chua.
– Không nên hút thuốc, những người hút thuốc thường có nhiều vấn đề về răng và nướu hơn những người khác.
Các mảng bám từ thức ăn không chỉ tích tụ trên răng gây tình trạng cao răng mà còn có thể tích tụ trên lưỡi, gây ra các vấn đề sức khỏe răng miệng và khiến hơi thở có mùi hôi. Do đó, mỗi khi chăm sóc răng miệng hãy kết hợp chải răng với chải mặt trên của lưỡi từ trong ra ngoài.
Nước lọc luôn là thứ đồ uống tốt nhất cho sức khỏe tổng thể và sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, bạn nên uống nước sau mỗi bữa ăn, điều này có thể giúp đẩy lùi các tác động tiêu cực của thực phẩm và đồ uống có tính axit.
Thăm khám răng theo khuyến nghị của nha sĩ, khoảng 6 tháng/lần. Nếu có các dấu hiệu sau cần đi khám ngay: Đau răng, sưng hoặc xuất huyết lưỡi, sưng lợi và vùng xương hàm, có vết loét niêm mạc miệng…
Chăm sóc răng miệng đúng cách giúp phòng ngừa và hạn chế các bệnh về răng miệng. Hãy tiếp tục theo dõi Detec Dental Lab để được cập nhật các thông tin hữu cũng như hướng dẫn chăm sóc, phòng ngừa bệnh răng miệng đúng cách, loại bỏ nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng để có một sức khỏe tốt, giúp tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt thường ngày.
Trong bối cảnh ngành nha khoa đang chứng kiến những bước tiến vượt bậc nhờ vào sự đổi mới công nghệ, việc tiếp tục cập nhật và áp dụng những…
Khớp cắn xuôi (Hô hoặc vẩu, khớp cắn hạng II) Khớp cắn ngược (Móm, vẩu ngược, khớp cắn hạng III) Khớp cắn hở Khớp cắn đối đầu Khớp cắn…
Khớp cắn là gì? Khớp cắn (Occlusion) là tương quan giữa răng của hai hàm khi chúng tiếp xúc với nhau ở trạng thái nghỉ hoặc trạng thái hoạt động…
Từ ngày 15/2 đến ngày 29/2, Detec hân hạnh mang đến cho Quý khách hàng chương trình trải nghiệm giải pháp SmartVeneer – Công nghệ thẩm mỹ răng không xâm…