Khi những hàng răng xếp chồng lên nhau, tạo nên một nụ cười không đều và gặp khó khăn trong việc cắn nhai thức ăn, chúng ta có thể cảm thấy tự ti và không thoải mái.
Răng khấp khểnh là một tình trạng các răng mọc không đồng đều trên cung hàm. Biểu hiện phổ biến bao gồm răng mọc lệch ra ngoài hoặc lệch vào trong, hoặc các răng mọc không theo hướng thẳng mà xoay hay chồng lấp lên nhau. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng sai lệch trong các răng hàm và răng trên khớp cắn, gây ra khó khăn trong việc ăn nhai và tạo nên một nụ cười không đều đặn và không tự tin.
Răng khấp khểnh không chỉ dừng lại ở vấn đề thẩm mỹ mà còn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Ví dụ, nó có thể gây đau trong quá trình vệ sinh răng, dẫn đến tình trạng viêm nướu hoặc sâu răng, làm chúng ta mất đi sự tự tin trong khi giao tiếp.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng khấp khểnh, dưới đây là một số nguyên nhân chính:
Yếu tố di truyền là một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng răng khấp khểnh. Các đặc điểm và dấu hiệu răng khấp khểnh có thể được kế thừa từ thế hệ trước, và điều này có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ ngay từ khi còn bé. Nếu gia đình có người bị răng khấp khểnh, khả năng sinh con ra cũng mắc phải tình trạng này sẽ cao hơn.
Các thói quen xấu như: mút tay, thở miệng thay vì bằng mũi, hoặc đẩy lưỡi ra ngoài trong quá trình mọc răng.. tạo ra áp lực nhất định lên răng và gây ảnh hưởng đến sự phát triển và vị trí của răng. Cụ thể:
Mút tay: Thói quen này tạo ra áp lực lên răng và cung hàm, gây ra sự thay đổi trong vị trí của răng.
Thở bằng miệng: Thói quen này làm cho miệng trở nên khô và gây ra sự thay đổi trong cung hàm và vị trí của răng, dẫn đến răng chen chúc và mất cân bằng giữa hàm trên và hàm dưới.
Dùng lưỡi đẩy răng ra ngoài: Trong quá trình mọc răng, thói quen đẩy lưỡi ra ngoài có thể làm răng chuyển vị trí và gây ra các vấn đề về khớp cắn.
Đây là những thói quen thường thấy ở trẻ em, nếu không được chấn chỉnh kịp thời, chúng có thể kéo dài và gây ra vấn đề răng khấp khểnh khi trưởng thành.
Chấn thương do tai nạn hoặc viêm nhiễm ở nướu có thể khiến răng khấp khểnh hoặc làm tăng nguy cơ của tình trạng này.
Chấn thương: Tai nạn hoặc va chạm mạnh vào vùng miệng có thể làm răng bị sứt mẻ, gãy, gây chấn thương cho răng và xương hàm. Nếu không xử lý kịp thời, chấn thương này có thể dẫn đến sự thay đổi vị trí của răng và gây ra tình trạng răng khấp khểnh.
Viêm nhiễm nướu: Tình trạng nhiễm trùng nướu có thể gây ra viêm và sưng, làm cho nướu lún, ảnh hưởng đến xương hàm và răng. Việc nướu viêm nhiễm có thể dẫn đến mất răng và tạo ra không gian trống, làm thay đổi vị trí của các răng còn lại và gây ra tình trạng răng khấp khểnh.
Răng khấp khểnh không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể gây ra các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe và chức năng răng miệng. Dưới đây là một số hệ lụy điển hình của răng khấp khểnh có thể gây ra nếu không được phát hiện và điều trị sớm:
Răng khấp khểnh có thể làm giảm thẩm mỹ, khiến nhiều người cảm thấy tự ti khi giao tiếp hoặc không thoải mái khi cười. Điều này có thể là yếu tố cản trở trong công việc cũng như đời sống hàng ngày.
Răng khấp khểnh có thể khiến phát âm thay đổi, tiếng nói phát ra không chuẩn và thường bị xem là nói ngọng, gây cản trở giao tiếp.
Răng khấp khểnh khi ăn nhai dễ bị mắc kẹt thức ăn trong kẽ răng, khiến vệ sinh răng không hiệu quả, tạo điều kiện cho mảng bám, vi khuẩn và vôi răng hình thành, gây ra ố vàng, hôi miệng, sâu răng hoặc viêm lợi, nặng hơn là nha chu gây mất răng.
Răng mọc lộn xộn khiến chức năng nhai kém hiệu quả, thức ăn không được tiêu hóa tốt. Điều này tăng áp lực cho cơ quan dạ dày, gây ra bệnh lý về đường ruột.
Với hàm răng khấp khểnh, khi ăn nhai lâu có thể làm cho hai hàm bị mỏi, thậm chí sai lệch khớp thái dương hàm, dẫn đến biến chứng đau đầu, đau cổ vai gáy cực kỳ khó chịu.
Vì vậy, việc phát hiện và điều trị răng khấp khểnh sớm là rất quan trọng để ngăn ngừa và giải quyết những hệ lụy nêu trên.
Có 3 phương pháp chữa răng khấp khểnh hiện hành được sử dụng nhiều nhất, tùy theo tình trạng và mức độ khấp khểnh của răng để lựa chọn phương pháp cho phù hợp.
Phương pháp này áp dụng cho khấp khểnh ở mức độ nhẹ. Bác sĩ sẽ tiến hành mài răng và bọc lại lớp sứ bên ngoài, để cho răng thẳng hàng với các răng khác trên cung hàm.
Ưu điểm:
– Phần mão răng sứ được chế tác theo đúng hình dáng, kích thước, và màu sắc sao cho tự nhiên và thẩm mỹ nhất.
– Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ sau từ 2 – 4 ngày.
– Tuổi thọ lên đến 15 năm nếu chăm sóc tốt.
– Chi phí bọc sứ rất đa dạng, phù hợp với điều kiện của nhiều người
Hạn chế:
– Phải tiến hành mài răng, làm tổn thương cấu trúc răng thật.
– Không áp dụng được với các trường hợp răng bị khấp khểnh nặng.
– Mão răng sứ có thể bị tụt và gây ra các bệnh lý về răng miệng.
Phương pháp này phù hợp với các trường hợp răng bị khấp khểnh nhiều dẫn tới lệch khớp cắn. Hiện có nhiều phương pháp niềng răng khác nhau: Niềng mắc cài sắt, niềng mắc cài sứ, niềng răng trong suốt,.. phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau của bệnh nhân.
Ưu điểm:
– Không làm tổn thương nhiều đến cấu trúc răng thật.
– Không phẫu thuật can thiệp đến cấu trúc răng nên hạn chế nhiều nguy cơ để lại các biến chứng.
– Răng sau khi niềng vừa thẩm mỹ vừa đảm bảo chức năng ăn nhai .
– Phù hợp với nhiều mức độ răng mọc lệch khác nhau.
Hạn chế:
– Thời gian điều trị kéo dài từ 12 – 24 tháng.
– Việc vệ sinh trong thời gian đeo khí cụ niềng khó khăn và đòi hỏi sự chăm sóc kỹ lưỡng.
Phẫu thuật chỉnh hình răng có thể áp dụng với các trường hợp răng khập khiễng do cấu trúc xương hàm gồ ghề hoặc quá dày.
Ưu điểm:
– Khắc phục được các trình trạng răng mọc lệch lạc quá mức.
– Hiệu quả sau phẫu thuật duy trì vĩnh viễn.
Hạn chế:
– Cần tiến hành phẫu thuật nên cần thời gian nhất định để lành thương.
– Chi phí thực hiện tương đối cao.
– Đòi hỏi tay nghề thực hiện của bác sĩ phải cao.
Nhận biết sớm biểu hiện và tình trạng cụ thể của răng khấp khểnh là điều quan trọng để nha sĩ có thể lên kế hoạch điều trị phù hợp nhất. Việc điều trị kịp thời không chỉ cải thiện tính thẩm mỹ mà còn đảm bảo sức khỏe và chức năng của răng miệng tổng thể. Hãy tiếp tục theo dõi Detec Dental Lab để được cập nhật các thông tin hữu cũng như hướng dẫn chăm sóc, phòng ngừa bệnh răng miệng đúng cách, loại bỏ nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng để có một sức khỏe tốt, giúp tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt thường ngày.
Trong bối cảnh ngành nha khoa đang chứng kiến những bước tiến vượt bậc nhờ vào sự đổi mới công nghệ, việc tiếp tục cập nhật và áp dụng những…
Khớp cắn xuôi (Hô hoặc vẩu, khớp cắn hạng II) Khớp cắn ngược (Móm, vẩu ngược, khớp cắn hạng III) Khớp cắn hở Khớp cắn đối đầu Khớp cắn…
Khớp cắn là gì? Khớp cắn (Occlusion) là tương quan giữa răng của hai hàm khi chúng tiếp xúc với nhau ở trạng thái nghỉ hoặc trạng thái hoạt động…
Từ ngày 15/2 đến ngày 29/2, Detec hân hạnh mang đến cho Quý khách hàng chương trình trải nghiệm giải pháp SmartVeneer – Công nghệ thẩm mỹ răng không xâm…