Răng hô, móm nhẹ – Nguyên nhân và hệ lụy khôn lường khi “ngó lơ”

Đăng bởi DETEC-SV vào 20/11/2023


Răng hô, móm nhẹ là một tình trạng nha khoa phổ biến, có tác động tiêu cực đến thẩm mỹ của khuôn mặt. Tuy nhiên, trong khi răng hô, móm từ vừa đến nặng có thể dễ dàng quan sát được, thì răng hô, móm nhẹ lại có phần khó nhận biết. Hãy cùng Detec tìm hiểu cách để nhận biết tình trạng này cũng như cách để khắc phục một cách hiệu quả.

rang-bi-ho-mom-nhe
Trường hợp răng bị hô, móm nhẹ

Răng hô, móm nhẹ là gì?

Răng bị hô, móm nhẹ là hiện tượng nhóm răng hàm dưới chìa ra phía trước so với nhóm răng hàm trên không quá 4mm hoặc khớp hàm trên bị chìa ra ngoài so với khớp cắn tiêu chuẩn. Nếu nhìn tổng thể bên ngoài sẽ có ít biểu hiện, chỉ người đối diện mới nhìn thấy rõ phần răng móm, răng không đều khi chúng ta cười hoặc nói chuyện.

Trong trường hợp bị hô, móm nặng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và khả năng ăn nhai, sự mất cân xứng giữa cằm và mặt khi nhìn theo góc nghiêng sẽ lộ rõ. 

Nguyên nhân gây ra răng hô, móm nhẹ

Theo các chuyên gia nha khoa, hầu hết những trường hợp hô, móm răng đều xuất phát từ yếu tố di truyền. Nếu ông bà hoặc bố mẹ có những đoạn gen khiến răng và hàm phát triển bất bình thường thì thế hệ sau sẽ bị thừa hưởng những đoạn gen đó.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác cũng khiến răng bị hô, móm nhẹ chính là do thói quen xấu từ lúc nhỏ, như trẻ liên tục mút tay, ngậm ti giả hay bú bình trong giai đoạn răng và xương hàm phát triển sẽ tác động tiêu cực đến phát triển của răng, tuy nhiên điều này lại chiếm tỷ lệ rất ít.

rang-bi-ho-mom-nhe

Răng hô, móm nhẹ được chia ra thành nhiều cấp độ khác nhau, mỗi cấp độ sẽ có những phương pháp và phác đồ điều trị riêng biệt. Thông thường răng hô, móm nhẹ được chia thành 3 dạng phổ biến: 

Hô, móm nhẹ do răng: Đây là trường hợp khi cả 2 khối xương hàm đều phát triển bình thường. Tuy nhiên, nhóm răng hàm trên bị cụp vào trong và nhóm răng hàm dưới mọc chìa ra ngoài hoặc ngược lại, gây nên tình trạng khớp cắn ngược.

Hô, móm nhẹ do xương hàm: Xương hàm trên kém phát triển hoặc khối xương hàm dưới phát triển quá mạnh và ngược lại, chúng mọc trùm ra ngoài gây mất cân đối giữa khuôn mặt và cằm.

Hô, móm nhẹ do cả răng và xương hàm: Đây là tình trạng cả 2 cấu trúc răng và xương hàm đều phát triển lệch lạc. Do đó, người bệnh sẽ cần điều trị chỉnh răng kết hợp chỉnh xương hàm mới mang lại kết quả tối ưu. 

Hệ lụy của tình trạng răng hô, móm nhẹ

Nhiều người có xu hướng chủ quan trước khuyết điểm răng hô, móm nhẹ vì không dễ quan sát được bằng mắt thường, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt,. Tuy nhiên, răng hô, móm nhẹ có thể biến chứng nghiêm trọng và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nếu không được chữa trị kịp thời.

Những hệ lụy mà tình trạng răng hô, móm nhẹ có thể tạo ra:

Giảm đi tính thẩm mỹ

Răng hô, móm nhẹ khi phát triển nặng sẽ được biểu hiện ngày càng rõ ràng, gây ra các vấn đề như mặt lệch. Điều này làm giảm đi sự tự tin của cá nhân và khiến họ đánh mất những cơ hội trong cuộc sống: học tập, sự nghiệp..

Giảm chức năng ăn nhai

Lực tác động sẽ phân bổ không đều khi hai hàm ở vị trí lệch nhau, ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng ăn và nhai. Điều này là nguyên nhân gián tiếp gây ra một số vấn đề về tiêu hoá, bởi thức ăn có thể không được xử lý kỹ ở khoang miệng trước khi đi vào dạ dày.

rnag-ho-mom-nhe

Sai lệch khớp, đau khớp và rối loạn khớp thái dương hàm

Tình trạng sai lệch khớp nếu không được điều trị kịp thời sẽ ngày càng nghiêm trọng. Điều này dẫn đến các hệ quả như đau mỏi khớp và các bệnh lý liên quan đến khớp thái dương hàm.

Răng suy yếu

Lực ăn nhai không đồng đều sẽ tác động làm răng suy yếu, thậm chí, có thể dẫn đến tình trạng nứt, vỡ răng. Cùng với đó, răng cũng sẽ trở nên nhạy cảm hơn, gây ra các hiện tượng: chảy máu chân răng, ê buốt, đau nhức,…

Khó vệ sinh răng miệng

Răng lệch lạc dẫn đến việc khó tiếp cận một số răng ở phía trong, điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gián tiếp gây ra một số bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm nha chu,…

Các phương pháp điều trị răng hô, móm nhẹ

Hiện nay, 3 phương pháp điều trị hô, móm mức độ nhẹ được ứng dụng rộng rãi bao gồm: mài răng, bọc răng sứ và niềng răng:

Mài răng hô, móm nhẹ

Đối với những trường hợp răng ở hàm trên hoặc dưới chia ra ngoài một chút, các bác sĩ sẽ chỉ định mài răng. Mài răng hô, móm nhẹ bao gồm việc mài mòn lớp men răng bị chìa ra bên ngoài nhằm trả lại khớp cắn tiêu chuẩn.

Việc mài răng hô, móm nhẹ là biện pháp điều chỉnh nhanh chóng và tiết kiệm nhưng phải được đảm bảo tuyệt đối bởi bác sĩ có tay nghề thực hiện. Độ dày an toàn được phép mài của lớp men răng là từ 0.3 – 0.6 mm để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho răng.

Tuy nhiên, mài răng hô không phải biện pháp có tính hiệu chỉnh cao. Bên cạnh đó, nếu mài không cẩn thận, có thể xảy ra những tình huống không mong đợi như cấu trúc bên trong răng có thể bị ảnh hưởng, gây ra các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng sau này.

Niềng răng hô, móm nhẹ

Phương pháp này được nhận định chỉ có thể ứng dụng với trường hợp răng hô. móm từ trung bình đến nặng, tuy nhiên, điều này là không đúng. Biện pháp phổ biến nhất hiện nay đối với các trường hợp răng hô, móm nói chung và răng hô, móm nhẹ nói riêng chính là niềng răng.

rang-ho-mom-nhe

Niềng răng bao gồm việc sử dụng các dụng cụ chuyên dụng, tác động lực lên răng để điều chỉnh răng và xương hàm về vị trí mong muốn, tạo ra khớp cắn chuẩn. Niềng răng góp phần thay đổi hướng răng mọc và cấu trúc xương hàm của người sử dụng.

Hiện nay, có nhiều phương pháp niềng răng khác nhau, phù hợp với nhiều yêu cầu và điều kiện khác nhau, mang đến đa dạng sự lựa chọn. Các kỹ thuật niềng răng thẩm mỹ có thể phân loại thành 2 nhóm chính: Gắn mắc cài và không sử dụng mắc cài

Niềng răng được đánh giá là biện pháp an toàn và hiệu quả, đồng thời, là phương pháp truyền thống nhất trong can thiệp điều trị răng hô, móm nhẹ. Tuy nhiên, chi phí niềng răng cũng tương đối cao, tạo ra áp lực kinh tế cho những ai có nhu cầu niềng răng trị hô, móm nhẹ.

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là một kỹ thuật hiện đại và đang được ưa chuộng. Đối với các trường hợp răng hô, móm nhẹ, bọc răng sứ được xem là biện pháp can thiệp nhanh chóng nhất mà vẫn đảm bảo được hiệu quả.

Các bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng tạo ra khoảng trống vừa đủ để đặt một lớp mão bằng sứ mỏng bao bọc xung quanh cùi răng. Lớp mão sứ được điều chỉnh để có hình dáng và màu sắc y như răng thật, đảm bảo sự tự nhiên và thoải mái nhất.

Bọc răng sứ cũng được ứng dụng trong những trường hợp khác như: sâu răng, nứt vỡ răng, viêm nha chu,… Phương pháp này sẽ hạn chế nguy cơ xâm nhập của các vi khuẩn bên ngoài, đồng thời, hỗ trợ các bác sĩ trong việc trị liệu các bệnh lý răng miệng đó cũng như điều trị răng hô, móm.

Tuy nhiên, bọc răng sứ bao gồm việc mài răng để tạo thành trụ răng, điều này gây những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của răng thật. Bên cạnh đó, chi phí bọc răng sứ cũng tương đối cao, không thực sự phù hợp với đối tượng có thu nhập từ thấp đến trung bình.

Mỗi phương pháp điều trị cho các bệnh nhân bị hô, móm nhẹ đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Để lựa chọn được biện pháp điều trị tối ưu nhất cần được tham vấn dựa trên sự đánh giá của chuyên gia, cũng như xem xét các yếu tố liên quan khác.

Hô, móm nhẹ tuy không mất thẩm mỹ quá nhiều nhưng về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến răng miệng. Do đó, nếu nhận thấy có dấu hiệu răng bị móm nhẹ, hãy liên hệ ngay với Detec để được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên gia hàng đầu ngành chỉnh nha.

Tiếp tục theo dõi Detec để được cập nhật các thông tin hữu cũng như hướng dẫn chăm sóc, phòng ngừa bệnh răng miệng đúng cách, loại bỏ nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng để có một sức khỏe tốt, giúp tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt thường ngày. 


Bài viết liên quan

KHÁM PHÁ TƯƠNG LAI CỦA NẮN CHÍNH RĂNG: HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN VÀ BUỔI ĐÀO TẠO TẠI DETEC

Trong bối cảnh ngành nha khoa đang chứng kiến những bước tiến vượt bậc nhờ vào sự đổi mới công nghệ, việc tiếp tục cập nhật và áp dụng những…

04/03/2024 • detec

6 loại khớp cắn sai thường gặp

  Khớp cắn xuôi (Hô hoặc vẩu, khớp cắn hạng II) Khớp cắn ngược (Móm, vẩu ngược, khớp cắn hạng III) Khớp cắn hở Khớp cắn đối đầu Khớp cắn…

20/02/2024 • DETEC-SV

Thế nào là khớp cắn chuẩn? Phân loại khớp cắn

Khớp cắn là gì? Khớp cắn (Occlusion) là tương quan giữa răng của hai hàm khi chúng tiếp xúc với nhau ở trạng thái nghỉ hoặc trạng thái hoạt động…

17/02/2024 • DETEC-SV

Cơ hội trải nghiệm giải pháp SmartVeneer – Công nghệ thẩm mỹ răng không xâm lấn lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam

Từ ngày 15/2 đến ngày 29/2, Detec hân hạnh mang đến cho Quý khách hàng chương trình trải nghiệm giải pháp SmartVeneer – Công nghệ thẩm mỹ răng không xâm…

21/02/2024 • DETEC-SV

Đăng ký nhận các tin tức
mới nhất về Detec Dental Lab