Những điều bạn chưa biết về cơ hội làm việc ngành nha khoa và nghề phục hình răng

Đăng bởi Admin vào 25/11/2020


Ngành nha khoa nước ta đang trong tình trạng thiếu nhân lực do nhu cầu làm đẹp và khám chữa răng miệng của người dân ngày một tăng cao. Đây cũng là lý do khiến nhiều trường dạy nghề phục hình răng và chuyên ngành nha khoa ở đại học, cao đẳng trở nên “hot” hơn bao giờ hết.

nghề phục hình răng

Ngành nha khoa mang đến nhiều cơ hội việc làm rộng mở 

1. Thị trường việc làm ngành nha khoa

Theo GS.TS Trịnh Đình Hải, giám đốc Bệnh viện Răng – Hàm – Mặt Trung ương, hiện nay hơn 90% người dân Việt Nam mắc các bệnh lý về răng miệng. Trong đó hơn 85% trẻ em trong độ tuổi 6 đến 8 bị sâu răng sữa, sâu răng vĩnh viễn tăng dần theo từng độ tuổi.

Tuy nhiên hiện nay, Việt Nam chỉ có khoảng hơn 3500 nha sĩ để phục vụ hơn 90 triệu dân. Tỷ lệ này được cho là khá thấp so với các nước trong khu vực.

Qua số liệu trên, chúng ta có thể thấy rõ nhu cầu cấp thiết về nhân lực của ngành nha khoa, từ bác sĩ nha khoa đến dược sĩ nha khoa, kỹ thuật viên phục hình răng,… Mặt khác, ngoài khoa răng hàm mặt tại các bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương thì nhiều phòng khám nha khoa tư nhân cũng xuất hiện ngày một đông đảo để đáp ứng người dân.

nghề phục hình răng

Nhu cầu nhân lực ngành nha khoa đang tăng lên từng ngày

Thu nhập của kỹ thuật viên phục hình răng thử việc ở bệnh viện tư hoặc công dao động từ 6 đến 8 triệu mỗi tháng. Đây được xem là mức lương khá ổn với sinh viên mới ra trường hoặc các kỹ thuật viên còn non kinh nghiệm, cần trau dồi thêm.

Tuy nhiên khi đã vững vàng và có thể làm việc chính thức, mức lương cố định của bạn có thể tăng lên khoảng 8 – 12 triệu mỗi tháng chưa tính thưởng. Nếu hiệu suất công việc cao, thu nhập mỗi tháng 50 – 70 triệu đồng là hoàn toàn có thể đạt được.

Thu nhập của ngành nha khoa cực kỳ cao nếu tay nghề tốt

2. Những vị trí tiềm năng cho người học ngành nha khoa

2.1. Bác sĩ nha khoa

Bác sĩ nha khoa làm công việc gì?

Bác sĩ nha khoa có nhiệm vụ chẩn đoán và chữa trị các bệnh lý liên quan đến răng hàm mặt. Họ là người thực hiện phần lớn các kỹ thuật chữa trị và thẩm mỹ trong nha khoa. Bên cạnh đó, bác sĩ nha khoa cũng phải biết chẩn đoán hình ảnh x quang. Sau khi đào tạo chuyên sâu, nha sĩ cũng có thể thực hiện được những biện pháp can thiệp phức tạp hơn như gây mê, phẫu thuật, cấy ghép.

Yêu cầu của nghề bác sĩ nha khoa

Yêu cầu đầu tiên đối với những người làm trong ngành y chính là y đức. Đây là yếu tố then chốt để thực hiện việc khám chữa cho người bệnh.

Mặt khác, bạn còn cần thường xuyên nghiên cứu khoa học, cập nhật các thông tin về kỹ thuật chữa trị mới trên thế giới, tham gia các hội thảo trao đổi về y khoa trong nước và quốc tế. Trau dồi khả năng tiếng anh cũng là điều nên làm nếu muốn thay đổi môi trường làm việc, học tập lên cao và chuyên sâu hơn, đi kèm với mức lương như mong muốn.

Ngoài y đức và chuyên môn, sự cẩn trọng trong mọi công tác khám chữa bệnh, dám nhận trách nhiệm về sai sót của mình, luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần tập thể,… cũng hết sức quan trọng.

nghề phục hình răng

Bác sĩ nha khoa là người thực hiện hầu hết các thao tác khám chữa và thẩm mỹ răng miệng

2.2. Kỹ thuật viên phục hình răng

Vai trò của kỹ thuật viên phục hình răng

Nghề phục hình răng cũng là một chuyên ngành đào tạo trực thuộc y nha khoa. Kỹ thuật viên phục hình răng có nhiệm vụ hỗ trợ các bác sĩ nha khoa bên trong phòng labo. Công việc của họ xoay quanh việc làm hoặc hỗ trợ làm labo nha khoa – những vật liệu, thiết bị phục vụ điều trị nha khoa thẩm mỹ, ví dụ: hàm răng giả, chống ngáy, chỉnh khớp,…

Sau khi đã tích lũy nhiều kinh nghiệm, bạn có thể tham gia giảng dạy và hướng dẫn sinh viên theo học ngành kỹ thuật phục hình răng tại một số cơ sở đào tạo. Ngoài ra, kỹ thuật viên phải có khả năng sử dụng, quản lý máy móc thiết bị, hồ sơ sổ sách,… trong phòng labo.

Yêu cầu của kỹ thuật viên phục hình răng

Tương tự như nha sĩ, kỹ thuật viên labo cần có phẩm chất đạo đức tốt. Bên cạnh đó, kiến thức cơ bản về khoa học, kỹ thuật, đặc biệt là hiểu biết về công nghệ và mỹ thuật là điều kiện thiết yếu.

Tuy nhiên để phát triển trong nghề này, bạn cần học hỏi hằng ngày, luôn luôn cầu tiến để trau dồi kỹ năng của bản thân. Bên cạnh đó, kỹ thuật viên cần có tinh thần đồng đội cao để phối hợp với các thành viên khác trong labo nhằm tạo ra thành phẩm hoàn hảo.

nghề phục hình răng

Nghề phục hình răng mang đến cơ hội làm việc rộng mở

2.3. Điều dưỡng nha khoa

Điều dưỡng nha khoa làm công việc gì?

Điều dưỡng là người trợ giúp bác sĩ nha khoa trong bệnh viện, phòng khám trong công tác đón tiếp, ghi chú và lưu trữ hồ sơ bệnh nhân, chuẩn bị dụng cụ khám chữa bệnh.

Điều dưỡng nha khoa phải thành thạo một số kỹ thuật nha khoa cơ bản như: lấy cao răng, hàn răng, trám răng, nhổ răng sữa,… Ngoài ra, một số điều dưỡng nha khoa dày dặn kinh nghiệm có thể tham gia nghiên cứu giảng dạy, quản lý hoạt động,… tại phòng khám.

Nếu muốn tương lai nghề nghiệp rộng mở hơn, bạn nên học lên cao làm nha sĩ chính thức.

Yêu cầu của nghề điều dưỡng nha khoa

Điều dưỡng nha khoa phải tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học hoặc có bằng cấp liên kết trong chương trình đào tạo nha sĩ được công nhận. Kiến thức cơ bản khám chữa bệnh về răng miệng, hiểu đúng về các bước vệ sinh răng miệng, các thiết bị phục vụ trong phòng khám cũng là những điều cần trau dồi.

Nếu hỗ trợ công tác văn phòng là chính, điều dưỡng phải có kinh nghiệm sử dụng máy tính, giao tiếp tốt bằng văn bản và lời nói, thái độ làm việc chuyên nghiệp, nhất quán.

Điều dưỡng nha khoa có thể học cao lên thành bác sĩ nha khoa

Ngành nha khoa mang lại rất nhiều cơ hội việc làm: từ bác sĩ nha khoa, nghề phục hình răng cho đến điều dưỡng nha khoa. Trong điều kiện thiếu thốn nhân lực hiện nay, nếu theo đuổi các chuyên ngành này, bạn có thể làm việc tại các bệnh viện, phòng khám nha khoa,… lớn với mức lương đáng mơ ước.

Tại Detec, chúng tôi cũng đang tổ chức nhiều hoá học kỹ thuật phục hình răng chất lượng, được dẫn dắt bởi các giảng viên nổi tiếng. Nếu bạn yêu thích nghề nghiệp này, hãy liên hệ ngay với Detec để được tư vấn chi tiết nhé!

CÔNG TY CỔ PHẦN NHA KHOA DETEC

Địa chỉ: 37 Lê Văn Thiêm , Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Tel1800 6038
Fax: (04) 3783 1030
Website : www.detec.vn

DỊCH VỤ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

Tel1800 6038
Emailinfo@detec.vn
Facebook : nhakhoadetec
Skype: detecvietnam


Bài viết liên quan

KHÁM PHÁ TƯƠNG LAI CỦA NẮN CHÍNH RĂNG: HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN VÀ BUỔI ĐÀO TẠO TẠI DETEC

Trong bối cảnh ngành nha khoa đang chứng kiến những bước tiến vượt bậc nhờ vào sự đổi mới công nghệ, việc tiếp tục cập nhật và áp dụng những…

04/03/2024 • detec

6 loại khớp cắn sai thường gặp

  Khớp cắn xuôi (Hô hoặc vẩu, khớp cắn hạng II) Khớp cắn ngược (Móm, vẩu ngược, khớp cắn hạng III) Khớp cắn hở Khớp cắn đối đầu Khớp cắn…

20/02/2024 • DETEC-SV

Thế nào là khớp cắn chuẩn? Phân loại khớp cắn

Khớp cắn là gì? Khớp cắn (Occlusion) là tương quan giữa răng của hai hàm khi chúng tiếp xúc với nhau ở trạng thái nghỉ hoặc trạng thái hoạt động…

17/02/2024 • DETEC-SV

Cơ hội trải nghiệm giải pháp SmartVeneer – Công nghệ thẩm mỹ răng không xâm lấn lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam

Từ ngày 15/2 đến ngày 29/2, Detec hân hạnh mang đến cho Quý khách hàng chương trình trải nghiệm giải pháp SmartVeneer – Công nghệ thẩm mỹ răng không xâm…

21/02/2024 • DETEC-SV

Đăng ký nhận các tin tức
mới nhất về Detec Dental Lab