Nguy cơ lây nhiễm trong khám chữa bệnh nha khoa tại cơ sở kém chất lượng

Đăng bởi DETEC-SV vào 25/11/2023


Hiện nay, số lượng các phòng khám nha khoa được mở ra nhằm phục vụ nhu cầu chăm sóc răng miệng đang tăng lên từng ngày. Do đó, vấn đề an toàn trong khám chữa bệnh cho bệnh nhân cũng như nhân viên khám chữa bệnh nha khoa là vấn đề phải luôn được chú trọng và đề cao ở bất kỳ phòng khám nào và ở bất kỳ giai đoạn nào.

Nguy cơ lây nhiễm khi làm răng tại các cơ sở kém chất lượng

co-so-nha-khoa-kem-chat luong

Lây truyền các tác nhân vi sinh vật gây bệnh giữa người bệnh với nhân viên khám chữa bệnh nha khoa và ngược lạ có khả năng xảy ra cao trong quá trình khám chữa bệnh.

Y học thế giới đã ghi nhận một số trường hợp lây truyền viêm gan vi rút B và C giữa người bệnh với nhân viên khám chữa bệnh nha khoa và ngược lại. Phần lớn nguyên nhân của sự lây nhiễm nói trên là do nhân viên khám chữa bệnh răng miệng không tuân thủ các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản, đặc biệt là quy trình tiêm an toàn, hay khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ sử dụng lại, vệ sinh tay và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân. Đặc biệt, đặc thù trong khám chữa bệnh răng miệng là không gian làm việc chật hẹp, can thiệp thủ thuật, kỹ thuật trong khám chữa bệnh nha khoa luôn tiếp xúc với máu, chất tiết của người bệnh, nhiều dụng cụ nhỏ, sắc nhọn khó làm sạch và dễ gây vết thương càng làm tăng nguy cơ lây truyền. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám chữa bệnh răng miệng.

Ở Việt Nam, kiến thức của Y-Bác sĩ Răng hàm mặt về vệ sinh tay, khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ tái sử dụng, vệ sinh khử khuẩn bề mặt, xử lý chất thải, xử lý môi trường không khí chưa tốt. Ngoài ra, nhiều các cơ sở nha khoa kém chất lượng rất thiếu trang thiết bị khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế; rất ít cơ sở quan tâm tới vệ sinh khử khuẩn môi trường bề mặt. Nhìn chung, việc thực hiện các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở nha khoa chưa đạt yêu cầu.

Các yếu tố lây truyền trong khám chữa bệnh nha khoa

Khám chữa bệnh răng miệng thường ở trong không gian hẹp, người bệnh và nhân viên khám chữa bệnh nha khoa phối hợp làm việc với nhau ở cự ly gần, sử dụng nhiều trang thiết bị điện và dụng cụ nhỏ cầm tay sắc nhọn, nhiều dụng cụ quay tạo ra giọt bắn và hơi sương vào môi trường. Do đó, cả người bệnh và nhân viên khám chữa bệnh răng miệng đều có khả năng phơi nhiễm với các vi sinh vật gây bệnh, gây nhiễm khuẩn khoang miệng và đường hô hấp.

co-so-nha-khoa-kem-chat-luong

Lây truyền qua đường tiếp xúc

Tiếp xúc trực tiếp với máu, nước bọt hoặc các chất tiết khác. Tiếp xúc gián tiếp qua bàn tay, dụng cụ, thiết bị hoặc các bề mặt môi trường.

Lây nhiễm qua đường giọt bắn

Các giọt bắn chứa tác nhân gây bệnh văng vào kết mạc mắt, niêm mạc mũi hoặc miệng ở cự ly gần.

Lây qua đường không khí

Người bệnh có thể bị hít phải các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường không khí.

Đảm bảo an toàn trong khám chữa bệnh nha khoa

Để đảm bảo an  toàn trong khi khám chữa bệnh nha khoa cho cả người bệnh và người khám, nhân viên khám chữa bệnh nha khoa cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định sau:

Phòng ngừa khuẩn

Phòng ngừa khuẩn là tập hợp các biện pháp phòng ngừa cơ bản, áp dụng cho tất cả người bệnh trong các cơ sở khám chữa bệnh nha khoa không phụ thuộc vào chẩn đoán, tình trạng nhiễm trùng và thời điểm chăm sóc của người bệnh; dựa trên nguyên tắc coi tất cả máu, chất tiết, chất bài tiết (trừ mồ hôi) đều có nguy cơ lây truyền bệnh.

co-so-nha-khoa-kem-chat-luong

Vệ sinh tay

Vệ sinh tay là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện, đồng thời cũng là biện pháp bảo đảm an toàn cho nhân viên khám chữa bệnh răng miệng.

Các quy định chính về vệ sinh tay trong khám chữa bệnh răng miệng:

1) Thực hiện vệ sinh tay bằng nước và xà phòng thường hoặc chà tay bằng dung dịch VST có chứa cồn:

  1. Sau khi tay tiếp xúc đụng chạm với thiết bị, dụng cụ, vật liệu, và các vật dụng khác trong buồng khám chữa bệnh nha khoa.
  2. Trước và sau khi khám chữa bệnh.
  3. Trước khi mang găng và ngay sau khi tháo bỏ găng.

2) Rửa tay bằng nước và xà phòng thường khi tay bẩn nhìn thấy được (ví dụ: máu, dịch cơ thể).

3) Không sử dụng găng thay cho vệ sinh tay.

Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân

Phương tiêṇ phòng hộ cá nhân là các loại phương tiện được thiết kế với mục đích bảo vệ nhân viên khám chữa bệnh nha khoa tránh phơi nhiễm hoặc tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Các loại phương tiện phòng hộ cá nhân thường được sử dụng gồm: găng tay, khẩu trang, kính mắt, mạng che mặt và quần áo bảo hộ..

Vệ sinh hô hấp, vệ sinh khi ho

Vệ sinh hô hấp, vệ sinh khi ho giúp hạn chế lây truyền các tác nhân gây bệnh qua đường giọt bắn và không khí. Các biện pháp này đồng thời cũng áp dụng cho tất cả người bệnh và nhân viên khám chữa bệnh răng miệng có các biểu hiện bệnh như ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi hoặc tăng chất tiết đường hô hấp..

co-so-nha-khoa-kem-chat-luong

Vệ sinh môi trường bề mặt

Làm sạch có tác dụng loại bỏ phần lớn các ô nhiễm hữu cơ và vô cơ trên bề mặt và phải luôn được thực hiện trước khi khử khuẩn. Khử khuẩn có tác dụng tiêu diệt hoặc loại bỏ hầu hết các vi sinh vật gây bệnh nhưng không có tác dụng đối với bào tử của vi khuẩn. Cần thực hiện làm sạch và khử khuẩn nghiêm ngặt trên các bề mặt có khả năng lây nhiễm cao, bao gồm các bề mặt tiếp xúc lâm sàng: như cần điều chỉnh đèn, khay, nút điều khiển ghế nha khoa, nút bấm máy lấy cao răng siêu âm, nút bấm đèn chiếu, bề mặt đổ mẫu thạch cao, thiết bị vi tính… trong khu vực khám chữa bệnh nha khoa.

Xử lý dụng cụ

Trong thực tế lâm sàng có rất nhiều dụng cụ cần xử lý để sử dụng lại. Xử lý dụng cụ để sử dụng lại là một quá trình gồm nhiều bước và đòi hỏi nhiều thiết bị chuyên dụng. Đối với dụng cụ Bộ Y tế quy định chỉ sử dụng một lần thì phải được thải bỏ ngay sau khi sử dụng. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải ban hành quy định, quy trình xử lý cho từng loại dụng cụ bảo đảm chất lượng khử khuẩn tiệt khuẩn và tính năng sử dụng của dụng cụ.

Việc làm sạch, khử khuẩn và tiệt khuẩn dụng cụ sử dụng lại phải được thực hiện bởi nhân viên đã được đào tạo. Nội dung đào tạo cần bao gồm cách chọn lựa và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp khi xử lý dụng cụ.̣

Mặc dù việc nâng cao tiêu chuẩn an toàn trong khám chữ bệnh nha khoa đã được xem xét nhiều hơn trong những năm gần đây và đang được thực hiện ở nhiều cơ sở nha khoa để cải thiện mạng lưới an toàn trong điều trị, nhưng các lỗi sai quan trọng vẫn tồn tại. Các cơ sở nha khoa ngoài việc tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của các tác hại liên quan đến chăm sóc răng miệng mà còn phải thiết lập và cải tiến các khuyến nghị, chính sách về chất lượng thực hiện an toàn cho bệnh nhân trong khám chữa bệnh nha khoa, phối hợp thực hiện giữa các nhân sự trong tổ chức để hoàn thành.


Bài viết liên quan

KHÁM PHÁ TƯƠNG LAI CỦA NẮN CHÍNH RĂNG: HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN VÀ BUỔI ĐÀO TẠO TẠI DETEC

Trong bối cảnh ngành nha khoa đang chứng kiến những bước tiến vượt bậc nhờ vào sự đổi mới công nghệ, việc tiếp tục cập nhật và áp dụng những…

04/03/2024 • detec

6 loại khớp cắn sai thường gặp

  Khớp cắn xuôi (Hô hoặc vẩu, khớp cắn hạng II) Khớp cắn ngược (Móm, vẩu ngược, khớp cắn hạng III) Khớp cắn hở Khớp cắn đối đầu Khớp cắn…

20/02/2024 • DETEC-SV

Thế nào là khớp cắn chuẩn? Phân loại khớp cắn

Khớp cắn là gì? Khớp cắn (Occlusion) là tương quan giữa răng của hai hàm khi chúng tiếp xúc với nhau ở trạng thái nghỉ hoặc trạng thái hoạt động…

17/02/2024 • DETEC-SV

Cơ hội trải nghiệm giải pháp SmartVeneer – Công nghệ thẩm mỹ răng không xâm lấn lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam

Từ ngày 15/2 đến ngày 29/2, Detec hân hạnh mang đến cho Quý khách hàng chương trình trải nghiệm giải pháp SmartVeneer – Công nghệ thẩm mỹ răng không xâm…

21/02/2024 • DETEC-SV

Đăng ký nhận các tin tức
mới nhất về Detec Dental Lab