Khi thời tiết trở nên lạnh hơn, bạn có thể nhận thấy sự khác biệt trong miệng của mình. Ở một số người, răng sẽ có cảm giác ê nhẹ do răng nhạy cảm gây ra.
Nhiều người cho rằng việc đánh răng bằng nước lạnh vào mùa đông sẽ giúp răng chắc khỏe hơn, tránh nứt men răng. Nhưng cũng có người lại cho rằng đánh răng bằng nước nóng sẽ giúp miệng sạch hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia răng miệng thì vào mùa đông, đánh răng bằng nước nóng hay nước lạnh đều không tốt cho răng. Cùng Detec tìm hiểu vấn đề trên và tìm ra cách đánh răng và chăm sóc răng miệng đúng đắn qua bài viết này nhé!
Do nhiệt độ nước lạnh thấp, răng sẽ có cảm giác bị “tê cóng”, kích ứng răng ảnh hưởng tới sức khỏe răng; đặc biệt với những người có răng nhạy cảm, hay viêm nướu, viêm nha chu hay các vấn đề răng miệng khác sẽ dễ giảm tuổi thọ của răng, đau nhức răng,… nếu đánh răng bằng nước lạnh trong thời gian dài.
Ngoài ra, theo tiến sĩ Nha khoa Richard Marques – vua của những nụ cười cho biết đánh răng bằng nước lạnh sẽ khiến cho kem đánh răng không phát huy hết tác dụng làm sạch vì trong kẽm có thành phần chủ yếu là chất ma sát, florua và các chất này chỉ phát huy tác dụng ở khoảng 37 độ C. Việc sử dụng nước lạnh sẽ ảnh hưởng tới sự bay hơi của kem đánh răng, giảm tác dụng mà kem đánh răng mang lại.
Đánh răng bằng nước nóng trên 50 độ C sẽ kích ứng niêm mạc miệng, tăng nguy cơ chảy máu lợi, nướu và dễ gây bỏng rát lưỡi. Ngoài ra nước nóng gây nguy cơ đốt cháy khoang miệng và trong thời gian dài, rất có thể làm hỏng lông bàn chải đánh răng.
Do vậy mà các chuyên gia khuyên rằng, nên sử dụng nước ấm để đánh răng vào mùa đông. Vì răng người có thể trải qua quá trình trao đổi chất bình thường ở nhiệt độ 35 – 36,5 độ C. Chính vì thế mà nước ấm ở nhiệt độ khoảng 35 độ C không chỉ bảo vệ niêm mạc miệng và nướu khỏi kích ứng mà còn có hiệu quả trong việc làm sạch cặn thức ăn và vi khuẩn trong kẽ răng từ đó chống nguy cơ sâu răng cũng như các vấn đề răng miệng khác.
Bên cạnh đó việc sử dụng nước ấm khoảng 35 độ C để đánh răng còn có lợi trong việc kích hoạt florua trong kem đánh răng nhờ việc tăng ma sát, từ đó cải thiện hiệu quả của kem đánh răng tốt hơn.
Như đã nói ở trên, mùa đông với nhiệt độ thấp răng trở nên nhạy cảm hơn và một số tình trạng răng miệng khác có nguy cơ xuất hiện, bao gồm:
Nhiệt miệng (hay còn gọi là loét áp-tơ) là một vết loét ở vùng miệng hoặc vết rộp nhỏ, nông, thường màu trắng, vàng hoặc đỏ. Viết loét phát triển bên trong khoang miệng, thường ở má hoặc dưới lưỡi, nhưng cũng có thể xuất hiện trên môi, lợi và vòm miệng. Và vào mùa đông, người ta thường bị nhiệt miệng, nguyên nhân vì đâu?
Khi thời tiết lạnh, nhiệt độ giảm xuống, gió mạnh và không khí khô hơn, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và độ pH trong khoang miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Không những vậy, thời tiết lạnh khiến chúng ta ngại “đụng đến nước”, vấn đề vệ sinh răng miệng có thể không được chú trọng. Ngoài ra, mọi người có xu hướng tìm đến các loại thực phẩm cay nóng để làm ấm cơ thể vào mùa lạnh. Việc này dẫn đến các bệnh lý khác như răng bị sâu, viêm nhiễm khuẩn vùng lợi và các vết loét nhiệt miệng xuất hiện, lâu lành và hay tái phát.
Thật khó để miệng của bạn có thể tránh khỏi việc tiếp xúc với không khí khô, gió và lạnh khi ở ngoài trời. Vào mùa lạnh hơn trong năm này, thói quen thay đổi hoàn toàn. Nhiệt độ thấp hơn, và căng thẳng có thể ảnh hưởng đến răng và nướu khi chúng không nhận được sự chăm sóc cần thiết. Chúng khiến nước mất đi nhanh hơn và đôi môi khô nứt, bong tróc da thậm chí là chảy máu.
Độ ẩm trong không khí ít hơn khiến miệng của bạn tiết nước bọt ít hơn và có cảm giác khô. Khô miệng là hiện tượng khó chịu khi độ ẩm trong miệng tụt giảm mạnh và nước miếng không sản sinh kịp thời để bù đắp lại. Tình trạng này có thể tồi tệ hơn nếu như thời tiết lạnh và bạn uống ít nước hơn.
Nhiều người gặp tình trạng đau răng khi tiếp xúc với đồ ăn, đồ uống hoặc thời tiết lạnh. Với thời tiết lạnh, đặc biệt là vào những tháng cuối năm, men răng sẽ giãn ra hoặc co lại và ảnh hưởng đến răng. Cụ thể, khi răng trong miệng sẽ giãn ra do tiếp xúc với nước bọt và hơi ấm cơ thể. Nhưng khi hít thở hay nói chuyện, răng sẽ tiếp xúc với không khí lạnh và bị co lại.
Sự giãn nở và co lại đột ngột như vậy có thể gây ra các vết nứt nhỏ trên men răng, dẫn đến cảm giác ê buốt. Tình trạng này đặc biệt rõ ở những chiếc răng đã trám. Ngoài ra, thời tiết lạnh cũng làm dây thần kinh trong răng nhạy cảm hơn và dẫn đến ê buốt.
Cảm lạnh và cúm mùa đông có thể khiến hệ miễn dịch phải tập trung để chống lại virus gây bệnh. Điều đó tạo cơ hội cho vi khuẩn trong nướu phát triển, đôi khi dẫn tới nhiễm trùng nướu và viêm nhiễm.
Một trong những cách tốt nhất để bảo vệ răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung trong thời tiết lạnh chính là uống đủ nước và các chất lỏng khác. Miệng của bạn cần phải đủ ẩm, ngăn chặn tình trạng khô miệng từ đó giảm nguy cơ nứt nẻ và kích ứng.
Chải răng kiểm soát lực nhẹ nhàng, thực hiện 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và ít nhất 2 phút trước khi đi ngủ và lưu ý chỉ đánh răng trong vòng 3 phút. Ngoài ra, nên ưu tiên sử dụng bàn chải điện sẽ giúp đảm bảo loại bỏ mọi sự tích tụ của vi khuẩn, mảng bám cũng như không gây hại cho nướu và men răng. Nếu bạn dùng bàn chải thường thay vì bàn chải điện, hãy cầm nghiêng một góc 45 độ và chuyển động các vòng tròn nhỏ để tiếp xúc được tất cả các khu vực của răng. Ngoài chải răng bạn cũng cần sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ răng sạch sẽ, ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám giữa các răng và lưu ý không dùng lực quá mạnh vào vùng nướu để tránh chảy máu gây viêm lợi.
Nhìn chung thì không chỉ vào mùa lạnh mà các đồ uống và thực phẩm nhiều đường bổ sung luôn không tốt cho men răng, tăng hình thành mảng bám và khiến sức khỏe răng suy yếu, dễ bị sâu răng hơn. Đồ ngọt và dính cũng không phải thực phẩm lý tưởng trong thời tiết mùa đông bởi chúng đòi hỏi rất nhiều nước miếng để xử lý và dẫn tới tình trạng khô miệng. Nếu ăn nhiều đồ ngọt, bạn nên đánh răng ngay sau khi dùng chúng.
Nếu bạn yêu thích các môn thể thao vận động mạnh vào mùa đông, nên xem xét tới việc sử dụng dụng cụ bảo hộ hàm để bảo vệ răng khỏi nguy cơ bị thương.
Sử dụng nước súc miệng không chứa cồn và có chứa florua hiệu quả hơn nhiều so với việc súc miệng bằng nước lọc. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng nước súc miệng sau khi đã đánh răng và chờ khoảng 30 phút trước khi sử dụng. Điều này giúp bảo vệ lớp fluoride trên răng không bị trôi mất.
Khám răng định kỳ 6 tháng/lần là việc làm cần thiết giúp cập nhật sức khỏe răng miệng một cách chính xác nhất dựa vào chẩn đoán và chỉ định điều trị của các Bác sĩ. Đồng thời, việc này cũng giúp phát hiện sớm nhiều bệnh răng miệng nguy hiểm và có chế độ chăm sóc răng miệng tốt hơn.
Trong bối cảnh ngành nha khoa đang chứng kiến những bước tiến vượt bậc nhờ vào sự đổi mới công nghệ, việc tiếp tục cập nhật và áp dụng những…
Khớp cắn xuôi (Hô hoặc vẩu, khớp cắn hạng II) Khớp cắn ngược (Móm, vẩu ngược, khớp cắn hạng III) Khớp cắn hở Khớp cắn đối đầu Khớp cắn…
Khớp cắn là gì? Khớp cắn (Occlusion) là tương quan giữa răng của hai hàm khi chúng tiếp xúc với nhau ở trạng thái nghỉ hoặc trạng thái hoạt động…
Từ ngày 15/2 đến ngày 29/2, Detec hân hạnh mang đến cho Quý khách hàng chương trình trải nghiệm giải pháp SmartVeneer – Công nghệ thẩm mỹ răng không xâm…