Khớp cắn sâu là hiện tượng răng hàm trên bao phủ răng hàm dưới khi ở trạng thái đóng chặt hàm. Thông thường, độ cắn sâu từ 1 – 3mm được xem là bình thường (răng hàm dưới bị che phủ ¼ khi đóng hàm). Nếu vượt quá mức này (4 – 10mm hoặc hơn) sẽ tạo ra sự sai lệch bất thường ở cung hàm, khiến răng hàm dưới có thể bị lọt thỏm hoặc khuất sau răng hàm trên.
Chúng ta có thể nhận biết tình trạng khớp cắn sâu thông qua một số đặc điểm sau đây:
Mức độ cắn sâu được xác định dựa trên tỷ lệ che lấp của răng trên với răng dưới. Cắn sâu có thể ở các tỷ lệ như 30 – 50 – 100%, nếu tỷ lệ càng lớn thì việc điều trị sẽ càng phức tạp hơn.
Loại cắn sâu | Mức độ cắn sâu(mm) | Nguyên nhân | Phần trăm mức độ nghiêm trọng | Yêu cầu can thiệp chỉnh nha |
Bình thường | 1 đến 3 mm | Thường gặp đối với răng bình thường | 30% | Có thể |
Sâu | 4-8 mm | Do răng hoặc xương | 50% | Hầu như |
Trầm trọng | 9 mm trở lên | Do răng hoặc xương | 100% | Bắt buộc |
Khớp cắn sâu là tình trạng sai lệch khớp cắn hình thành do một trong số nguyên nhân sau:
Những tác hại của khớp cắn sâu gây ra:
Khớp cắn sâu có thể dẫn đến khuôn mặt thiếu cân đối, hài hòa, hoặc nhô hàm trên hoặc móp hàm dưới và cằm, nụ cười mất thẩm mỹ, kém tự nhiên, tạo ra tâm lý tự ti, hạn chế trong giao tiếp.
Trong trường hợp răng trước cắn sâu nghiêm trọng, phần răng dưới sẽ tác động đến đường viền nướu ở mặt sau của răng trên, lâu dần gây tụt nướu, làm lộ chân răng và có thể dẫn đến các bệnh như viêm nha chu, viêm nướu, chảy máu nướu.
Mòn nặng toàn bộ mặt răng cửa hàm trên, dẫn đến tình trạng lộ ngà, gây ê buốt trong ăn nhai. Ngoài ra, do răng cửa hàm dưới khó đưa ra ngoài nên rìa răng cửa hai hàm không chạm được vào nhau gây ra khó khăn khi nhai, nói và nuốt.
TMJ gây ra khó chịu và đau dữ dội, gây rối loạn chức năng ở hàm và các cơ kiểm soát chuyển động của hàm. Nếu không điều trị kịp thời cắn sâu quá mức, TMJ sẽ trầm trọng dần theo thời gian. Các triệu chứng phổ biến bao gồm: đau hàm, cổ và mặt, cứng khớp, đau đầu và đau tai. Lâu ngày có thể gây nên tình trạng loạn năng khớp thái dương hàm khá nguy hiểm.
Khớp cắn sâu có nguy cơ gây ra nhiều vấn đề răng miệng và thẩm mỹ, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của các phương pháp điều trị nha khoa như: chỉnh nha, phẫu thuật,… vấn đề này hầu như sẽ được khắc phục. Tốt nhất nếu gặp tình trạng khớp cắn sâu, bạn nên được tiến hành càng sớm càng tốt để tránh được hậu quả của tình trạng khớp cắn sâu kéo dài. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo ý kiến của nha sĩ để xác định kế hoạch và phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bạn.
Để có một hàm răng khỏe mạnh và nụ cười tươi sáng, chăm sóc răng miệng đều đặn và thăm khám nha khoa thường xuyên là điều vô cùng quan trọng. Tại Detec Dental Lab, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn dịch vụ chăm sóc răng miệng tuyệt vời với: Đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, trang thiết bị và công nghệ tiên tiến, hiện đại và dịch vụ chăm sóc tận tình, chuyên nghiệp.
Trong bối cảnh ngành nha khoa đang chứng kiến những bước tiến vượt bậc nhờ vào sự đổi mới công nghệ, việc tiếp tục cập nhật và áp dụng những…
Khớp cắn xuôi (Hô hoặc vẩu, khớp cắn hạng II) Khớp cắn ngược (Móm, vẩu ngược, khớp cắn hạng III) Khớp cắn hở Khớp cắn đối đầu Khớp cắn…
Khớp cắn là gì? Khớp cắn (Occlusion) là tương quan giữa răng của hai hàm khi chúng tiếp xúc với nhau ở trạng thái nghỉ hoặc trạng thái hoạt động…
Từ ngày 15/2 đến ngày 29/2, Detec hân hạnh mang đến cho Quý khách hàng chương trình trải nghiệm giải pháp SmartVeneer – Công nghệ thẩm mỹ răng không xâm…