Kỹ thuật viên phục hình răng không đơn thuần là sản xuất và hỗ trợ sản xuất labo. Bên cạnh chế tạo labo, họ còn chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ bệnh nhân, vận hành, bảo quản các thiết bị nha khoa,… và rất nhiều công việc khác.
Nghề phục hình răng làm những công việc gì ngoài sản xuất labo?
Một trong những công việc chính của kỹ thuật viên labo là sản xuất phục hình răng. Vậy phục hình răng là gì?
Phục hình răng là kỹ thuật tái tạo hình thể của răng bị tổn thương nhằm khôi phục chức năng nhai của bộ hàm, cải thiện tính thẩm mỹ cho người bệnh.
Trong đó, hàm tháo lắp giả toàn phần hoặc từng phần giúp che giấu, bảo vệ phần răng bị khiếm khuyết của người bệnh. Đặc điểm của chúng là có thể tháo lắp tự nhiên, thuận tiện cho công tác vệ sinh răng miệng.
Kỹ thuật viên phục hình răng sẽ phụ trách gia công chế tạo các bộ phục hình toàn phần, từng phần của labo phục hình tháo lắp trên. Công việc này yêu cầu sự chính xác, tỉ mỉ rất cao. Vì vậy, kỹ thuật viên cần có kiến thức chuyên môn về răng – hàm – mặt, mỹ thuật tốt và ứng dụng tốt công nghệ để tiến hành lên mẫu phục hình chi tiết.
Mặt khác, họ cũng phải xác định rõ tình trạng răng và nhu cầu của bệnh nhân để chỉnh sửa hàm tháo lắp một cách chuẩn xác, đáp ứng tốt mục tiêu sử dụng. Tiếp đến, theo dõi gia công hoặc trực tiếp gia công phục hình cho khách hàng.
Để chế tạo một phục hình răng tháo lắp hoàn mỹ, Người làm nghề phục hình răng cần được giảng dạy và thực hành thuần thục tại cơ sở đào tạo, có cấp phép hành nghề trước khi thực tập và không ngừng trau dồi thêm kinh nghiệm trong quá trình làm việc.
Kỹ thuật viên chế tác hàm tháo lắp toàn phần
Ngoài sản xuất các loại phục hình tháo lắp theo yêu cầu của phòng khám, nghề phục hình răng cũng đào tạo chế tác phục hình răng cố định. Chúng có thể ở dạng mão chụp (mão đơn, cầu răng từ 2 – 3 răng,…) – răng giả úp lên răng thật, răng thật là trụ để mang răng giả. Hoặc, răng giả răng giả hoàn chỉnh gắn trên trụ implant, trồng trực tiếp vào xương hàm.
Phục hình cố định trải qua 3 giai đoạn: nha sĩ lấy mẫu khớp cắn và tất cả các thông tin liên quan gửi về phòng labo; kỹ thuật viên tiến hành thiết kế mẫu và chế tác phục hình trên chất liệu thích hợp; sau đó, gửi lại cho nha sĩ và tiến hành chỉnh sửa nếu được yêu cầu.
Trong quá trình gia công phục hình răng cố định, các công nghệ cao hỗ trợ thiết kế và chế tạo đắc lực như CAD/CAM rất phổ biến. Do đó, kỹ thuật viên phục hình răng cần phải sử dụng thành thạo máy tính và các thiết bị công nghệ khác để làm việc hiệu quả hơn.
Ngoài ra, để quá trình chế tác diễn ra thuận lợi, cho ra thành phẩm hoàn mỹ thì các kỹ thuật viên cần nắm rõ cấu trúc răng, thường xuyên trao đổi kiến thức với các bác sĩ chuyên khoa, tham gia các khóa học tăng cường,… để nâng cao chất lượng phục hình.
Chế tác phục hình răng cố định cũng là một phần công việc
Như đã nhắc đến phía trên, các thiết bị phục vụ cho việc gia công chế tác các phục hình đa phần đều ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại và khá đắt đỏ. Vì vậy, nghề phục hình răng cũng bao gồm trách nhiệm bảo quản những trang thiết bị vật tư, hoá chất có liên quan.
Không những thế, kỹ thuật viên cũng nên biết sửa chữa một số lỗi cơ bản liên quan đến máy móc, thiết bị.
Kỹ thuật viên có nhiệm vụ quản lý bảo quản thiết bị vật tư, hóa chất,… trong phòng labo
Ngoài việc sản xuất phục hình tại các labo nha khoa, kỹ thuật viên có thể công tác tại những bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố, trung ương chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt. Ở đây, họ sẽ cáng đáng thêm nhiệm vụ sơ cứu và chăm sóc bệnh nhân tại khoa răng hàm mặt.
Để thực hiện công tác này, kỹ thuật viên cần trau dồi những kiến thức điều dưỡng căn bản, thường xuyên tham gia giáo dục sức khỏe răng miệng để tuyên truyền cho bệnh nhân và cộng đồng,… Ngoài ra, việc thực hiện đầy đủ Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân và những quy định về chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Y tế ban hành cũng rất quan trọng.
Không những phụ trách về mảng kỹ thuật trong phòng labo, kỹ thuật viên phục hình răng phải làm công việc văn phòng như quản lý lưu trữ hồ sơ, hình ảnh bệnh án, báo cáo,…
Vì vậy, bên cạnh kỹ năng chuyên môn trong chế tạo phục hình, bạn phải thành thạo các tác vụ tin học văn phòng để quản lý hồ sơ một cách tốt nhất. Ngoài những công việc trên, kỹ thuật viên phục hình răng có thể giảng dạy trong một số trường đại học cao đẳng, một số trung tâm có đào tạo về lĩnh vực đào tạo phục hình.
Các kỹ thuật viên có kinh nghiệm cũng nhận nhiệm vụ hướng dẫn sinh viên thực tập hoặc nhân viên mới làm quen với máy móc, tác phong làm việc,… tại phòng labo.
Quản lý hồ sơ, hình ảnh bệnh án, báo cáo tại labo nha khoa
Trên đây là 5 công việc mà các kỹ thuật viên chịu trách nhiệm xử lý nếu theo nghề phục hình răng. Tại Detec, chúng tôi cung cấp những khóa học phục hình chất lượng với các giảng viên dày kinh nghiệm. Nếu bạn có nhu cầu theo học nghề hoặc muốn trau dồi thêm nghiệp vụ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi!
Địa chỉ: ADG Tower 37 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: 1800 6038
Fax: (04) 3783 1030
Website : www.detec.vn
DỊCH VỤ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
Tel: 1800 6038
Email: info@detec.vn
Facebook : nhakhoadetec
Skype: detecvietnam
Trong bối cảnh ngành nha khoa đang chứng kiến những bước tiến vượt bậc nhờ vào sự đổi mới công nghệ, việc tiếp tục cập nhật và áp dụng những…
Khớp cắn xuôi (Hô hoặc vẩu, khớp cắn hạng II) Khớp cắn ngược (Móm, vẩu ngược, khớp cắn hạng III) Khớp cắn hở Khớp cắn đối đầu Khớp cắn…
Khớp cắn là gì? Khớp cắn (Occlusion) là tương quan giữa răng của hai hàm khi chúng tiếp xúc với nhau ở trạng thái nghỉ hoặc trạng thái hoạt động…
Từ ngày 15/2 đến ngày 29/2, Detec hân hạnh mang đến cho Quý khách hàng chương trình trải nghiệm giải pháp SmartVeneer – Công nghệ thẩm mỹ răng không xâm…